Hôn nhân là kiếp luân hồi của con người, ảnh hưởng đến nửa đời sau của con người. Cả đàn ông và phụ nữ cần nhớ, hôn nhân không phải là trò chơi của trẻ con, bỏ lỡ có thể rất tiếc nhưng cái giá phải trả cho sai lầm còn lớn hơn gấp bội.
Một gia đình mà bạn nhận ra mình được tôn trọng
Kết hôn không chỉ là chuyện của hai người, mà nò còn có mối liên hệ với những người thân của đối phương và giữ gìn mối quan hệ đó. Dù có muốn hay không, từ khi chọn kết hôn với người này thì bạn sẽ phải chấp nhận người thân của anh ấy, sống hòa nhập với họ.
Hôn nhân còn là sự gắn kết nguồn lực của hai bên gia đình, mọi thứ đều liên quan đến quyền lời, ít nhiều còn có sự khác biệt và mâu thuẫn. Nếu gia đình họ hài lòng và thích bạn, họ sẽ tự nhiên thể hiện sự chân thành và thậm chí sẵn sàng thỏa hiệp vì bạn.
Vốn dĩ không dễ dàng để chúng ta có thể hòa nhập vào một gia đình không cùng huyết thống. Nếu như đình kia vẫn khá hài lòng về bạn và sẵn sàng chấp nhận bạn một cách chân thành thì bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Ngược lại, nếu gia đình người kia không thích bạn lắm và họ miễn cưỡng kết hôn với bạn, thì tôi có thể nói một cách trách nhiệm rằng cuộc sống sau hôn nhân của bạn sẽ không dễ dàng gì.
Nhiều cặp vợ chồng lúc cưới về thì hôn nhân rối ren, nếu chồng nghe gia đình quát tháo, đánh mắng vợ thì hôn nhân càng nhanh chóng đổ vỡ. Để cuộc sống hôn nhân không quá căng thẳng và mệt mỏi, thì nhất định phải tìm được một gia đình ưng ý cho mình.
Một gia đình có chung quan điểm
Nếu như bạn cưới một tấm chồng mà gia đình anh ta không chung quan điểm sống với mình thì thật sự là ảm đạm. Người xưa đã nói rồi: Giang sơn khó đổi, bản tính khó dời”, không phải cứ nghĩ chính mình sẽ thay đổi được những con người trong gia đình chồng đâu. Sau khi kết hôn, sự khác biệt về quan điểm sống càng rõ ràng, mọi người chẳng thể dung hòa thì cuộc hôn nhân sẽ phải đi đến hồi kết.
Những gia đình không thích sự lộn xộn
Môi trường sống, nền tảng giáo dục của hai thế hệ là luôn luôn khác nhau. Chắc chắn sẽ có những sai lệch trong suy nghĩ cũng như hành vi. Những người lớn tuổi sẽ biết kiềm chế đi bản thân, cố gắng để không mắc sai lầm, để con cháu tự phối hợp giải quyết.
Nhiều bậc cha mẹ lúc nào tự cho mình là người lớn tuổi, họ phải hỏi han nhiều thứ, họ phải làm chủ mọi thứ. Không những thế họ cho rằng mình luôn đúng, phớt lờ ý kiến của con cái. Nếu dạy bảo con cái không nghe liền cho rằng bất hiếu, sống không có lương tâm. Họ không quan tâm họ đúng hay sai, nói tóm lại, họ chỉ không cho phép người khác thách thức quyền lực của họ.
Trong một gia đình chủ được có một người phụ nữ làm chủ, nếu gia đình đó người phụ nữ làm chủ ấy không phải vợ thì gia đình sẽ không hòa thuận, không bền lâu.