Quy định về thời gian đóng bảo hiểm sau khi ký hợp đồng lao động đã được pháp luật quy định rõ.

3 loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng sau khi người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nhiệp, bảo hiểm y tế.

1. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; […]

Như vậy, theo quy định này, người sử dụng lao động và người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên, cả hai bên sẽ phải đóng BHXH bắt buộc.

Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH hàng tháng với tỷ lệ như sau:

– Người lao động đóng 8% tiền lương.

– Người sử dụng lao động sẽ đóng 3 khoản gồm:

+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 

+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

ky-hop-dong-bao-lau-phai-dong-bhxh-01

2. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

[…]

Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHTN hàng tháng với tỷ lệ như sau:

– Người lao động đóng 8% tiền lương.

– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?

ky-hop-dong-bao-lau-phai-dong-bhxh-02

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động nếu ký hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.

Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng như sau:

– Người lao động đóng 1,5 % tiền lương.

– Người sử dụng lao động đóng 4,5 % tiền lương của người lao động.