Với tính chất hoạt động đặc thù, người tập luyện võ thuật võ thuật và thể hình đòi hỏi chất lượng cơ bắp rất khác biệt. Nhưng liệu bạn có nhận thấy sự khác biệt đó?
Về khả năng phối hợp cơ
Các cơ bắp quan trọng trong tập luyện và thi đấu Boxing
Người tập thể hình có xu hướng tập từng cơ bắp riêng lẻ để kiểm soát sự thay đổi và hiệu quả bài tập một cách dễ dàng hơn.
Trong khi đó, người tập luyện võ thuật không chỉ quan tâm đến chất lượng cơ bắp mà còn là khả năng phối hợp giữa các cơ bắp để gia tặng độ chính xác và thuần thục kỹ thuật.
Một ví dụ phổ biến là bài tập kéo xà (pull up). Có nhiều kiểu tập khác nhau và được người tập thể hình dùng vào mục đích tập các nhóm cơ khác nhau nhưng người tập võ thường để lòng bàn tay hướng ra và hai tay nắm cách xa nhau. Như thế, bài pull up sẽ tác động lên gần như toàn bộ cánh tay, vai, cơ thang…
Cơ bắp trong thể hình không chú trọng lắm đến sự phối hợp chính xác trong khi thực hiện các kỹ thuật tốc độ cao.
Về mặt thẩm mỹ
Người tập thể hình thường có cơ bắp rất “siết” và “khô” với các cơ bắp lộ rõ. Thực ra khi đạt đến mức độ này, người tập thể hình đang trong trạng thái yếu ớt nhất vì cơ thể bị mất nước và không có năng lượng dự trữ trong mỡ cơ.
Các võ sĩ có thể hình khá “dày” và đều, không thắt eo do phải tập các khối cơ bụng và liên sườn thật lớn để bảo vệ cột sống và chịu đựng các đòn đánh.
Võ sĩ chuyên nghiệp có thể hình khá dày và đều, không thắt eo.
Về mặt sinh học
Choáng với cách Ronaldo giữ cơ bắp khi tập Gym lúc… 2h sáng
Cơ thể có 4 loại cơ trình bày trong bảng sau. Cơ thể mỗi người có tỉ lệ các sợi cơ khác nhau do ảnh hưởng di truyền và tỉ lệ này gần như sẽ không thay đổi suốt đời mỗi người. Tuy vậy, qua quá trình tập luyện, chúng ta có thể thay đỏi chất lượng các nhóm cơ trong cơ thể tùy vào mục đích sử dụng.
Do đặc tính phải hoạt động liên tục kể cả khi đã đuối sức, cơ bắp trong võ thuật đòi hỏi phải có khả năng hoạt động kỵ khí tốt (sản sinh lực cơ kể cả khi không được cung cấp oxi), trong khi người tập thể hình lại có chế độ hấp thụ oxi thoải mái hơn nhiều.
Nhiều người cho rằng tập luyên thể hình khiến cơ thể chậm chạp. Thực ra, đó là vì họ không chú trọng vào các nhóm cơ liên quan đến tốc độ.
Người tập thể hình cũng không chịu áp lực về tốc độ cử động, nhưng với một võ sĩ chậm chạp đồng nghĩa với thất bại. Vì những lẽ đó mà người tập thể hình thường không quan tâm đến các bài tập phát triển cơ loại Type II và tập luyện để tăng chất lượng cơ Type I. Trong khi đó, người tập luyện võ thuật làm ngược lại.
Trong võ thuật, chậm là chết!
Theo Webthethao.vn