Hòa trong không khí thể thao của cả nước, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã phối hợp cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Giải thể thao Người khuyết tật Mở rộng 2022. Sự kiện diễn ra với mong muốn nâng cao sức khỏe, sức đề kháng đồng thời chuẩn bị lực lượng vận động viên khuyết tật tài năng cho các sự kiện Paragames Quốc tế sắp tới.
Nhận thức rõ, thể dục thể thao là một trong những phương tiện có thể giúp người khuyết tật khỏe mạnh, yêu cuộc sống và lao động có ích. Trong nhiều năm qua Sở Văn hóa và Thể thao đã thường niên phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức một sự kiện thể thao đặc biệt cho người khuyết tật. Sự kiện này đã thu hút nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quan tâm và tình nguyện đồng hành.
Giải Thể thao dành cho người khuyết tật lần này sẽ quy tụ nhiều bộ môn hấp dẫn như Bắn cung, Judo, Boccia, Quần vợt, Bóng đá, Bơi lội, Bocce, Điền kinh và đặc biệt là Bóng chày 5 người. Việc xuất hiện bộ môn bóng chày cho thấy được sự quan tâm trong việc phát triển, mở rộng các hoạt động thể thao cho người khuyết tật. Trong đó cầu nối chính là sự đồng hành của Hội Bóng chày Thành phố và Hiệp hội Bóng chày Việt – Nhật đã tạo điều kiện để môn thể thao này phát triển trong cộng đồng người khuyết tật.
Giải Thể thao Người khuyết tật Mở rộng 2022 sẽ có sự góp mặt và hỗ trợ từ Tổng cục TDTT, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Sở Văn Hóa và Thể thao TPHCM cùng với Hiệp hội Bóng chày Việt – Nhật, Hội Bóng chày TPHCM và các đơn vị liên quan nhằm mang đến một sân chơi chơi thể thao công bằng và tuyển chọn những gương mặt vàng tham gia các sự kiện Paragames sắp tới.
Giải đấu sẽ chính thức khai mạc vào ngày 29/5 và sẽ thi đấu kéo dài đến ngày 11/6 tại các trung tâm thi đấu trên địa bàn thành phố như Trung Tâm HL&TĐ TDTT TPHCM, CLB Khánh Hội, CLB Vân Đồn, Trung TDTT Gò Vấp. Trong đó, bộ môn bóng chày 5 người sẽ chính thức thi đấu sau khi lễ khai mạc kết thúc với sự tham gia của đến từ 4 đội là Việt Samurais, Phú Thọ Warriors, Vip Gentlemen và Para Tigers.
Người khuyết tật vốn đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Chính khuyết tật của mình đã làm họ hạn chế trong các hoạt động hòa nhập cuộc sống đời thường, hạn chế trong các hoạt động thể chất, dẫn đến sức khỏe và tinh thần của người khuyết tật lại tổn thương sâu hơn. Giải thể thao lần là minh chứng cho nhận thức của cộng đồng, xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền cho trẻ khuyết tật còn gặp rất nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều trẻ dù đã lớn nhưng không hòa nhập được với môi trường xã hội xung quanh và phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Tạo điều kiện để người khuyết tật có cảm giác bình đẳng và tự tin trong xã hội khi họ đóng góp sức mình không chỉ xây dựng kinh tế mà còn trong các hoạt động phát triển văn hóa, thể thao.
Đinh Phúc – Ảnh: Tổng hợp