(VoThuat.vn) – Trong lịch sử phát triển của UFC, Nhu thuật Brazil hay Brazil Jiu-Jitsu (BJJ) được xem như là một môn võ hiệu quả trong việc đấu đối kháng. Tuy nhiên, do sự phát triển của Võ thuật tự do (MMA), các VĐV đã chuyển hướng sang phát triển thể hình toàn diện cũng như đi theo một môn phái nhất quán. Do đó, câu hỏi đặt ra là Nhu thuật Brazil (BJJ) còn quan trọng khi tập luyện MMA không?
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhu thuật Brazil (Brazil Jiu-Jitsu)
Nhu thuật (Jiu-Jitsu) du nhập vào Nam Mỹ những năm 1900. Sau đó, môn võ Nhật Bản này đã được cải biến theo phong cách của người Brazil và trở nên phổ biến hơn trên đấu trường quốc tế. Nhu thuật Brazil gồm chủ yếu các đòn thế sử dụng nguyên tắc đòn bẩy, góc độ, áp lực và thời gian để ra đòn. Không như những môn võ khác Jiu-Jitsu rất ít các đòn đánh hay đá, tập trung chủ vào kỹ thuật và cách giữ “vật lộn” tiếp xúc và các thao tác khớp để làm ngã đối thủ. Trường phái Nhu thuật Brazil đã làm rạng danh cho bộ môn võ cổ truyền Nhật Bản. Đó là lý do cứ nhắc đến Nhu thuật, mọi người thường hay nghĩ đến Nhu thuật Brazil.
Trong lịch sử phát triển của Nhu thuật Brazil, Royce Gracie đóng góp rất lớn cho sự phát triển của trường phái Jiu-Jitsu này. Ông đã sử dụng Jiu-Jitsu Brazil để giành các chức vô địch tại Ultimate Fighting Championship, UFC 1, UFC 2 và UFC 4. Từ đó, Nhu thuật Brazil đã gắn bó với Mixed Martial Arts (MMA) như là một trong những nội dung tập luyện để thi đấu đối kháng trở nên hiệu quả hơn.
Jiu-Jitsu xây dựng kỹ năng phòng thủ cho các võ sĩ
Sự phát triển của các môn phái và hướng đi rèn luyện thể hình đã khiến cho Nhu thuật Brazil không còn là tâm điểm trong các bài tập luyện. Tuy nhiên, việc học BJJ đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho các môn võ khác. Đầu tiên chính là ở yếu tố phòng thủ và kiên nhẫn cũng như sự phục tùng.
Nhu thuật dạy cho người luyện võ cảm giác kiên nhẫn. Nếu đã tập luyện nội dung này, nhiều võ sĩ sẽ hiểu được cảm giác bất lực và thất bại trong vài tháng đầu tiên. Khi bước vào phòng tập, những người dù có một ít kinh nghiệm sẽ vẫn dễ dàng bị khuất phục bởi những võ sư Jiu-Jitsu thuần thục.
Tập luyện Jiu-Jitsu còn giúp các võ sĩ MMA học bài học lấy “nhu thắng cương” và các kỹ năng phòng thủ tránh để bị quật ngã hay dồn vào thế nguy hiểm. Trong nhiều tình huống bị ngã, đấu sĩ luyện võ Jiu-Jitsu có thể sử dụng đòn thế “kẹp chân vào hông đối phương” để phòng ngự. Khi thành thục Nhu thuật, các VĐV thi đấu tại MMA sẽ có khả năng né và phản xạ trước các đòn thể tấn công khác.
Jiu-Jitsu giúp đấu sĩ kiểm soát khoảng cách
Trong bất cứ môn võ nào và đặc biệt là Quyền Anh (Boxing), khoảng cách được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Chúng có ảnh hưởng đến khả năng né đòn, phòng thủ cũng như tung chiêu phản đòn.
Bộ môn Nhu thuật luôn đòi hỏi người theo phải tuân thủ những quy tắc về khoảng cách để tránh dính đòn bất ngờ mà không xoay chuyển được tình thế. Trong Boxing, chỉ cần một giây sai lệch về khoảng cách, một cú “Knock-out” có thể xảy ra và đó là điều tồi tệ khi thi đấu MMA với chiều chiêu thức ra đòn tư các môn võ như Muay Thái, Taekwondo với những đòn đá còn ác liệt hơn.
Jiu-Jitsu dạy người học chọn lựa thời điểm kết thúc trận đấu
Việc “kết liễu” đối phương trong trận đấu Nhu thuật sẽ được thể hiện qua kỹ năng lựa chọn thời điểm. Bất cứ một sơ hở nhỏ nào đều có thể bị khai thác bởi những ai đã từng rèn qua bộ môn võ này. Đặc biệt những đòn thể vật, đè người, khóa cổ đều rất lợi hại trong Nhu thuật Brazil sẽ khiến cho đối thủ dễ dàng chịu thua.
Lời kết
Để thành công trong MMA, võ sĩ không nhất thiết phải cần có đai đen của Brazil Jiu-Jitsu. Tuy nhiên, bộ kỹ năng BJJ sẽ tăng tính hiệu quả trong việc đấu đối kháng. Dẫu vậy, để thuần thục BJJ không phải võ sĩ nào cũng làm được. Tuy nhiên, những người rành về Nhu thuật Brazil đều là những võ sĩ hàng đầu hiện nay.
Để thành công trong MMA, điều quan trọng là sự nỗ lực, tính kỷ luật, tài năng thiên bẩm, niềm đam mê võ thuật và sự cống hiến cho bộ môn này. Tuy nhiên, để rèn những kỹ năng và sức chịu đựng, Brazil Jiu-Jitsu sẽ là một hướng đi hiệu quả và mang đến sự bổ trợ cần thiết cho bất cứ trường phái võ thuật nào.
Đinh Phúc – Ảnh: Internet