Nếu bạn là một võ sinh Karate đang tự mày mò những kỹ thuật mà chưa kịp học được, nếu bạn đang cần tra cứu những thuật ngữ trong một bài viết Karate nào đó, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Đấm (Tsuki)
– Teken Tsuki: Đấm thẳng.
– Oi Tsuki: Đấm thuận.
– Gyaku Tsuki: Đấm nghịch.
– Lenzoku Tsuki: Đấm liên hoàn.
– Moroteken Tsuki: Đấm song thủ.
– Age Tsuki: Đấm móc.
– Mawashi Tsuki: Đấm vòng.
– Kagi Tsuki: Đấm vuông.
– Tate Tsuki: Đấm dọc.
– Hiraken Tsuki: Đấm khuỷu bốn ngón.
– Yonhon Nukite: Xỉa bốn ngón.
– Nihon Nukite: Xỉa hai ngón.
– Ippon Nukite: Xỉa ngón trỏ.
Đá (Geri)
Net đặc trưng nổi bật của Karate là coi trọng kỹ thuật tay. Nhưng không vì thế mà lơ là việc tập luyện đôi chân, nhất là với những Vận Động Viên tham gia thi đấu Karate thể thao.
– Kin Geri: Đá hạ bộ.
– Fumi Geri: Đá chấn.
– Mae Geri: Đá trước.
– Yoko Geri: Đá ngang.
– Mawashi Geri: Đá vòng.
– Ushiro Geri: Đá hậu.
– Hiza Geri: Lên gối.
– Tate Geri: Đá chẻ.
– Mikazuki Geri: Đá tạt.
– Tobi Geri: Đá bay.
– Tobi Yoko Geri: Bay đá ngang.
– Tobi Mawashi Geri: Bay đá vòng.
– Tobi Ushiro Geri: Bay đá hậu.
Đánh (Uchi)
Uchi – đặc biệt đòn Shuto Uchi, là kỹ thuật đặc trưng của Karate. Võ sư Mas Oyama, suốt ba năm khổ luyện trong rừng sâu, đã dùng shuto để chặt cây thay dao rựa. Khi hạ sơn, ông từng trải qua 52 lần chiến đấu và chiến thắng những con bò mộng hung dữ bằng đòn Shuto Uchi độc đáo này.
– Mae Shuto Uchi: Chem trước.
– Ura Ate: Đánh nắm tay ngược.
– Naname Shuto Uchi: Chem cheo.
– Ura uchi: Đánh gõ.
– Yoko Hiji: Chỏ ngang.
– Hama Uchi: Đánh nắm búa.
– Mawashi Hiji: Chỏ vòng.
– Tate Hiji: Chỏ dọc.
– Age Hiji: Chỏ móc.
– Ushiro Hiji: Chỏ hậu.
– Tate Shuto Uchi: Chem dọc.
– Haito Uchi: Đánh đao tay ngược.
– Tanagokoro Uchi: Đánh chưởng.
– Haishu Uchi: Đánh lưng bàn tay.
– Kopa uchi: Đánh rẩy.
– Koken Uchi: Đánh lưng cổ tay.
– Toho Uchi: Đánh hổ khẩu.
– Seiryuto Uchi: Đánh cạnh gót bàn tay.
Đỡ (Uke)
Có nhiều bí mật liên quan đến đòn đỡ và nghệ thuật đỡ đòn, nhưng trước hết phải tập cho thật chuẩn và thật thuần thục các kỹ thuật đỡ căn bản.
– Gedan Barai: Gạt dưới.
– Uchi Uke: Đỡ mep trong cổ tay.
– Soto Uke: Đỡ mep ngoài cổ tay.
– Age Uke: Đỡ lên trên.
– Nihon Uke: Đỡ song thủ.
– Morote Uke: Đỡ chống.
– Naname Shuto Uke: Đỡ cheo.
– Tanagokoro Uke: Đỡ chưởng.
– Moro Tanagokoro Uke: Đỡ song chưởng.
– Yama Uke: Đỡ thượng hạ.
– Juji Uke: Đỡ chữ thập.
– Yodan Reou Shuto Uke: Song đao đỡ trên.
– Osae Uke: Đỡ đè.
– Tsukami Uke: Đỡ chộp.
– Haishu Uke: Đỡ lưng bàn tay.
– Hama Uke: Đỡ nắm búa.
– Nagashi Uke: Đỡ vuốt.
– Mikazuki Geri Uke: Đỡ đá tạt.
– Nami Ashi Uke: Đỡ đá bàn.
– Sokuto Osae Uke: Đỡ chấn.
Tấn pháp (Dachi)
Tấn pháp cũng như nền móng của ngôi nhà, nền móng có vững ngôi nhà mới kiên cố. Ngôi nhà có kiên cố mới chống chọi được gió mưa, bão táp, thời gian.
Công phu tập luyện của một Karateka được thể hiện rõ nhất nơi bộ tấn. Những ai muốn hướng đến trình độ hoàn thiện, hoàn mĩ, không thể coi thường việc chuyên luyện tấn pháp.
Dưới đây là những bộ tấn căn bản của Karate:
– Musubi Dachi: Tấn nghiêm.
– Hachiji Dachi: Tấn nghỉ (Lập tấn).
– Siko Dachi: Trung bình tấn.
– Kiba Dachi: Tấn kỵ mã.
– Neko Ashi Dachi: Tấn nhón.
– Zenkutsu Dachi: Tấn trước.
– Kokutsu Dachi: Tấn sau.
– Uchi Hachiji Dachi: Tấn nghỉ trong.
– Heiko Dachi: Tấn nghỉ song song.
– Heisoku Dachi: Tấn chụm.
– Fudo Dachi: Tấn ngang.
– Tsuru Ashi Dachi: Hạc tấn.
– Kake Dachi: Tấn cheo.
– Hangetsu Dachi: Đinh tấn, bán nguyệt tấn
– Sanchin Dachi: Tấn săn-chin, tấn tam chiến
– Sochin Dachi: Tấn sô-chin.
– Teiji Dachi: Tấn chữ T.
– Renoji Dachi: Tấn chữ L.
– Suzumi: Về trước.
– Modori: Lui sau.
– Taekawashi: Quay sau.
– Taesabaki: Xoay.
– Zig Zag: Bước chữ chi.
– Okuri: Lướt.
– Aza Ashi: Rê.
– Bước phối hợp: Bước và lướt, bước và xoay, bước và bước cheo…
Thế thủ (Kamae)
Thế thủ và phòng thủ, yêu cầu hàng đầu là phải: kín kẻ, vững vàng, nhưng linh hoạt, uyển chuyển.
Tuyệt đối tránh kiểu cách bay bướm, huê dạng, nặng phần trình diễn… thường thấy trong các phim ảnh kiếm hiệp.
– Moro Hikite: Hai nắm đấm thủ hai bên hông.
– Reou Ken Kamae: Hai nắm đấm thủ một bên hông.
– Kake Kamae: Thủ cheo.
– Tate Kamae: Thủ dọc.
– Chudan Reou Shuto Kamae: Hai đao tay thủ giữa.
– Chudan Reou Teken Kamae: Hai nắm đấm thủ giữa.
– Yodan Reou Shuto Kamae: Hai đao tay thủ trên.
– Yodan Reou Teken Kamae: Hai nắm đấm thủ trên.
– Gedan Reou Shuto Kamae: Hai đao tay thủ dưới.
– Gedan Reou Teken Kamae: Hai nắm đấm thủ dưới.
Theo khamphavothuat