Vận động hợp lý giúp duy trì sức khỏe. Tùy vào độ tuổi mà bạn nên chọn hình thức tập luyện phù hợp với mình.

Ai cũng biết rằng vận động, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tập luyện cũng mang đến lợi ích như vậy. Nếu lựa chọn hình thức tập không phù hợp, nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Tùy vào độ tuổi, thể lực mà bạn nên chọn những bài tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đối với những người sau 45 tuổi, khi các dấu hiệu lão hóa bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn, hãy ngừng tập thể dục theo 3 kiểu sau đây.

Các bài tập thể dụng nặng nhọc, tốn nhiều sức

Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng cần điều chỉnh cường độ tập luyện cho phù hợp với thể lực của mình. Nên tập vừa sức và duy trì đều đặn để tránh tổn thương đến cơ thể.

Việc tập luyện nặng nhọc để nhanh chóng đạt yêu cầu thể hình sẽ gây hại cho sức khỏe. Tập luyện nặng nhọc, quá trức có thể gây ra tình trạng tiêu cơ vân cấp tính, chấn thương thận cấp tính thậm chí kéo theo cả suy thận.

sau-45t-co-3-kieu-the-duc-khong-nen-tap-01

Các môn thể thao đối kháng

Sau 45 tuổi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa nhanh. Nếu gặp chấn thương, quá trình phục hồi cũng sẽ diễn ra chậm hơn. Do đó, bạn nên chọn phương pháp vận động chậm rãi, nhẹ nhàng.

Các môn thể thao đối kháng như bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục… với cường độ vận động nhanh, mạnh có thể sẽ không còn thích hợp khi bạn bước qua độ tuổi 45. Khi chơi các môn thể nào này, nó có thể làm tế bào cơ phải làm việc quá sức trong thời gian dài từ đó sản sinh ra chất độc làm ảnh hưởng đến thận.

Ngoài ra, vận động mạnh cũng khiến hồng cầu bị vỡ, dẫn tới triệu chứng đi tiểu màu nâu đỏ, tiểu máu.

Leo núi hoặc leo cầu thang

sau-45t-co-3-kieu-the-duc-khong-nen-tap-02

Đây là những bài tập đơn giản, giúp rèn luyện thể lục tốt. Leo núi còn mang lại những trải nghiệm khám phá vô cùng thú vị.

Tuy nhiên, việc thường xuyên leo núi, leo cầu thang có thể gây tổn thương cho khớp gối, gây ra tình trạng đau đầu gối.

Sau 45 tuổi, xương khớp sẽ có sự thoái hóa nhất định, nhất là khớp gối. Do đó, bạn nên giảm bớt các hoạt động leo trèo, mang vác nặng hoặc thực hiện các động tác gây tổn thương cho khớp gối cũng như hệ xương.

Ngoài việc làm tổn thương thận, vận động quá sức cũng khiến cơ thể đối mặt với nhiều nguy cơ tổn thương sức khỏe khác:

Mất cân bằng nội tiết tố

Tập luyện cao độ trong thời gian dài có thể tăng tiết hormone cortisol, epinephrine và norepinephrine. Chúng sẽ gây ra stress, tăng cân hoặc ức chế cảm giác thèm ăn, gây chán ăn và dẫn tới không nạp đủ calo vào cơ thể.

Suy giảm hệ miễn dịch

Tập luyện với cường độ vừa phải giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, vận động quá sức trong thời gian dài lại khiến cơ thể mệt mỏi, không kịp hồi phục và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Thay đổi cơ xương

Trong quá trình luyện tập, cơ bắp và xương có thể bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi. Càng lớn tuổi, thời gian phục hồi sẽ càng nhiều.

Ngoài ra, khi có tuổi, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ bị loãng xương, thoái hóa khớp cao hơn.

Luyện tập nặng, vận động mạnh có thể khiện xương bị suy yếu, dễ bong gân, phá cơ hoặc gãy xương.